News

News



Giới thiệu Văn hóa Cung điện Hàn Quốc (Tiếng Việt)
WRITER : manager DATE : 2024-03-07 VIEWS : 83

1. Giới thiệu Văn hóa Cung điện Hàn Quốc

 

Gặp gỡ cung điện hôm nay!

“Lễ hội Văn hóa Cung điện” là lễ hội di sản văn hóa giới thiệu 5 cung điện và tông miếu [cung Gyeongbok(Cảnh Phúc), Changdeok(Xương Đức), Changgyeong(Xương Khánh), Deoksu(Đức Thọ), Gyeonghui(Khánh Hy)] tại thủ đô Seoul trên giao diện trực tuyến.

Lễ hội Văn hóa Cung điện do Cục Di sản Văn hóa Hàn Quốc tổ chức và Quỹ Di sản Văn hóa Hàn Quốc chủ quản sẽ giới thiệu tới đông đảo khách thăm quan đa dạng các chương trình phù hợp với chủ đề “Gặp gỡ cung điện hôm nay”. Vào mùa xuân và mùa thu, khách thăm quan sẽ được khám phá bản sắc lịch sử và đặc trưng của từng cung điện thông qua các chương trình văn hóa nghệ thuật như các buổi công diễn, triển lãm, trải nghiệm, tái hiện nghi thức cung đình ...v.v

Lễ hội Văn hóa Cung điện luôn cố gắng để những người yêu thích cung điện Hàn Quốc được trở thành nhân vật chính của lễ hội cũng như đông đảo người dân cảm nhận được sức lôi cuốn hấp dẫn của cung điện. Lễ hội Văn hóa Cung điện còn tạo cơ hội cho người nước ngoài tới Hàn Quốc được tham gia vào các chương trình văn hóa lịch sử trang nghiêm mà thú vị, qua đó quảng bá rộng rãi về tiềm năng và di sản văn hóa Hàn Quốc tới đông đảo nhân dân thế giới.

 

Lễ hội Văn hóa Cung điện lần thứ 10 được tổ chức trong năm 2024

Thời gian

[Mùa xuân] : Trong 9 ngày; 27.04.2024(thứ Bảy) ~ 05.05.2024(Chủ Nhật)

[Mùa thu] : Trong 5 ngày; 09.10.2024(thứ Tư) ~ 13.10.2024(thứ Sáu)

Địa điểm

5 cung điện [cung Gyeongbok(Cảnh Phúc), Changdeok(Xương Đức), Changgyeong(Xương Khánh), Deoksu(Đức Thọ), Gyeonghui(Khánh Hy)], tông miếu tại thủ đô Seoul trên giao diện trực tuyến.

Tìm hiểu và hỏi thông tin chi tiết

Trang chủ : https://www.chf.or.kr/fest

YouTube : https://www.youtube.com/@K-royalculture

Instagram : @royalculturefestival_official

E.mail : royalculture1@chf.or.kr

2. Địa điểm tổ chức lễ hội

<Các cung điện ở thủ đô Seoul>

 

Là địa danh có bề dày lịch sử lâu đời, Seoul đã đóng vai trò là thủ đô của Hàn Quốc từ thời đại Joseon và Đế quốc Đại Hàn dưới tên gọi là Hanyang(Hán Dương). Di sản văn hóa phản ánh rõ nét nhất diện mạo lúc thời chính là cung điện của các vị vua trong triều đại Joseon và hoàng đế thời kỳ Đế quốc Đại Hàn cai trị đất nước. Cung điện không chỉ là không gian riêng tư của nhà vua mà còn là không gian chính trị quốc gia, nơi nhà vua cùng các quần thần họp bàn việc nước. Hiện giờ, ở Seoul có tất cả 5 cung điện, bao gồm cung Gyeongbok(Cảnh Phúc), Changdeok(Xương Đức), Changgyeong(Xương Khánh), Deoksu(Đức Thọ) và Gyeonghui(Khánh Hy).

 

Trong 5 cung điện này, cung Gyeongbok(Cảnh Phúc) là cung điện được cất dựng đầu tiên. Sau khi dựng nước năm 1392, để dời đô về Hanyang(Hán Dương), năm 1395(năm Thái Tổ thứ 4), cung Gyeongbok đã được cất dựng và sử dụng làm nơi ở của nhà vua, tức Beobgung(pháp cung). Gyeongbok(Cảnh Phúc) có nghĩa là “Nhà vua và đất nước sẽ được hưởng phúc lớn”. Tại đây, Vua Taejo(Thái Tổ, đời vua thứ 1 của triều đại Joseon), người gây dựng nên triều đại Joseon, đã đặt nền móng cho các vương triều Joseon sau này.

 

Sau khi lên ngôi, để thay thế cung Gyeongbok(Cảnh Phúc), Vua Taejong(Thái Tông, đời vua thứ 3 của triều đại Joseon) đã cho xây dựng cung điện mới và hoàn thiện vào năm 1405(năm Thái Tông thứ 5). Đây chính là cung Changdeok(Xương Đức).

So với cung Gyeongbok(Cảnh Phúc), cung Changdeok(Xương Đức) đã hoàn thiện được chức năng Beobgung(pháp cung), tận dụng tối đa địa hình tự nhiên để xây dựng khu vực chức năng chính trị và nơi ở của nhà vua. Đa phần các đời vua nhà Joseon sau này đều sinh sống trong cung Changdeok(Xương Đức). Năm 1418, Vua Sejong(Thế Tông, đời vua thứ 4 của triều đại Joseon) lên ngôi. Năm 1483(năm Thành Tông thứ 14), cung Changgyeong(Xương Khánh) đã được cất dựng tại vị trí cung Sugang(Thọ Khang) vốn được xây cho Vua Taejong(Thái Tông). Cung Changgyeong(Xương Khánh) và cung Changdeok(Xương Đức) không có gianh giới khu biệt nên còn được gọi là Donggwol(Đông Cung).

 

Trong thời kỳ Biến loạn Nhâm Thìn(Imjinwaeran), cả 3 cung điện đều bị cháy. Tư gia của Wolsan Daegun(Nguyệt San Đại Quân), anh của Vua Seongjong(Thành Tông) và một bộ phận nhà dân đã được sử dụng làm cung tạm, gọi là “Jeongneungdong Haenggung”(Hành cung Trinh Lăng Động). Sau chiến tranh, cung Changdeok(Xương Đức) được xây lại đầu tiên, sau khi Gwanghaegun(Quang Hải Quân, đời vua thứ 15 của triều đại Joseon) lên ngôi, hành cung Jeongneungdong(Trinh Lăng Động) đã được đổi tên thành cung Gyeongun(Khánh Vận) và chính thức trở thành một cung điện. Sau đó, ở núi Inwang(Nhân Vượng), các cung điện Jasu(Từ Thọ), Ingyeong(Nhân Khánh), Gyeongdeok(Kính Đức) đã được xây dựng nhưng sau chính biến Injo(Nhân Tổ, đời vua thứ 16 của triều đại Joseon) năm 1623, chỉ còn lưu lại được cung Gyeongdeok(Kính Đức), hiện là cung Gyeonghui(Khánh Hy). Cung Gyeonghui(Khánh Hy) nằm ở phía Tây nên còn có tên gọi là Seogwol(Tây Cung).

sau Biến loạn Nhâm Thìn(1592),

Sau Biến loạn Nhâm Thìn(1592), khi Vua Gojong(Cao Tông, đời vua thứ 26 của triều đại Joseon) lên ngôi, cung Gyeongbok(Cảnh Phúc) đã được phục dựng(1867) sau khoảng 270 năm. Vua Gojong(Cao Tông) đã cho xây dựng mới cung Geoncheong(Càn Thanh) ở phía Bắc trong cung Gyeongbok(Cảnh Phúc) làm nơi ở của mình. Năm 1897, sau khi Vua Gojong(Cao Tông) tuyên bố thể chế Đế Quốc Đại Hàn, cung Gyeongun(Khánh Vận) được mở rộng và nâng cấp thành hoàng cung của Đế quốc Đại Hàn mang dáng dấp thời cận đại. Năm 1907, Vua Gojong(Cao Tông) thoái vị Hoàng đế, cung Gyeongun(Khánh Vận) được đổi tên thành cung Deoksu(Đức Thọ) với diện mạo như ngày nay.


3. Giới thiệu cơ quan

3-1. <Cục Di sản Văn hóa>

Mở ra tương lai đầy hy vọng và thịnh vượng bằng di sản văn hóa

Cục Di sản Văn hóa không ngừng nỗ lực nhằm bảo tồn và tạo ra giá trị phù hợp cho di sản văn hóa bằng đa dạng chính sách với mục tiêu nâng cao đời sống văn hóa và hạnh phúc của người dân.

 

 

Xây dựng văn hóa bền vững trên 3 nền tảng

Cục Di sản Văn hóa tạo ra giá trị mới cho di sản văn hóa trên nền tảng giá trị Truyền thống·Bảo tồn·Con người

 

Truyền thống

Mở cánh cửa Cục Di sản Văn hóa, chúng ta có thể thấy cội nguồn của mình cần được bảo tồn và một tương lai tươi sáng.

 

Bảo tồn

Cục Di sản Văn hóa đóng vai trò như một hàng rào vững chắc, bảo vệ di sản văn hóa của quốc gia và tạo ra những giá trị mới bên trong đó.

 

Con người

Đặt cầu nối giữa quá khứ và hiện đại, thời gian và con người.

Tạo dựng văn hóa của thời đại chúng ta

 

3-2. <Quỹ Di sản Văn hóa Hàn Quốc>

Tạo ra giá trị tương lai của văn hóa truyền thống

Quỹ Di sản Văn hóa là cơ quan công, trực thuộc Cục Di sản Văn hóa, được thành lập căn cứ theo điều 9 Luật Bảo vệ Di sản Văn hóa.

Là cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực Kế thừa·Phổ biến·Vận dụng di sản văn hóa, Quỹ Di sản Văn hóa đang liên tục tổ chức đa dạng các hoạt động nhằm phổ biến và vận dụng sáng tạo văn hóa truyền thống quốc gia. Bao gồm dự án vận dụng di sản văn hóa sử dụng cung điện cổ như chương trình tái hiện nghi lễ truyền thống, tổ chức biểu diễn·triển lãm·trải nghiệm·khảo sát khai quật di sản văn hóa nhằm kế thừa·phổ biến di sản văn hóa phi vật thể, phát triển·phổ biến nội dung văn hóa và hợp tác giao lưu quốc tế về di sản văn hóa.

 

4. Các nội dung giới thiệu khác

<Cung() di động>

“Cung() di động” có nghĩa là “những người có liên quan mật thiết với cung”, là biệt danh thân mật chỉ những người hoạt động tình nguyện trong Lễ hội Văn hóa Cung điện. Họ là những người tiếp xúc gần nhất với các cung điện, giao tiếp với người dân và chỉ dẫn các chương trình hoạt động trên thực tế.

 

Tới Lễ hội Văn hóa Cung điện, khi thấy những người mặc đồng phục Hanbok và đội mũ màu xanh da trời(bộ sắc phục của thợ vẽ trong cung thời xưa), quý vị hãy vẫy tay chào họ nhé. Là người Hàn Quốc hay người nước ngoài cư trú tại Hàn Quốc trên 18 tuổi, ai cũng có thể đăng ký hoạt động tình nguyện cho lễ hội.

 

<K-Royal Palaces PASS(Thẻ cung điện Hàn Quốc)>

Quý vị có thể thăm quan 5 cung điện của Hàn Quốc chỉ bẳng 1 tấm vé

“Thẻ cung điện Hàn Quốc” là một tấm vé thăm quan đặc biệt. Trong thời gian Lễ hội Văn hóa Cung điện, với tấm vé này quý vị có thể tới thăm quan 5 cung điện tại Seoul [cung Gyeongbok(Cảnh Phúc), Changdeok(Xương Đức), Changgyeong(Xương Khánh), Deoksu(Đức Thọ), Gyeonghui(Khánh Hy)] không giới hạn. Mời quý vị khám phá vẻ đẹp của các cung điện trong lòng thủ đô Seoul cùng “Thẻ cung điện Hàn Quốc”.

 

* Mời quý vị truy cập vào trang website của Lễ hội Văn hóa Cung điện (https://www.chf.or.kr/fest) để tìm hiểu thông tin chi tiết về giá bán và nơi bán “Thẻ cung điện Hàn Quốc”

* Không bao gồm vé vào cửa cung Gyeongbok(Cảnh Phúc) vào ban đêm và vườn thượng uyển cung Changdeok(Xương Đức)

 

<Các chương trình tiêu biểu Du hành thời gian trở về quá khứ>

Sự sống động của cung điện

Nhân dịp Lễ hội Văn hóa Cung điện, các cung điện 600 năm tuổi tại thủ đô Seoul quay trở về thời đại Joseon. Cơ hội được gặp gỡ trực tiếp các cung điện xuất hiện trong các bộ phim truyền hình Hàn Quốc(K-Drama)! Quý vị đã sẵn sàng cho chuyến du hành thời gian trở về thời đại Joseon cùng Lễ hội Văn hóa Cung điện chưa ạ?

 

* Mời quý vị truy cập vào trang website của Lễ hội Văn hóa Cung điện (https://www.chf.or.kr/fest) để tìm hiểu thông tin chi tiết về lịch trình và địa điểm của các chương trình du hành thời gian trở về quá khứ.